Blast

Ba mươi năm trước (ngày 29 tháng 7 năm 1981) tui ngẩn ngơ nghe (lén) đài BBC tường thuật lại đám cưới của Thái tử Charle và cô Diana! Còn bây giờ, lần đầu tiên trong đời sẽ được sung sướng, mãn nhãn thưởng thức trực tiếp đám cưới con trai họ. Đám cưới Hoàng gia Anh: một ma lực khổng lồ cuốn hút mọi con người khắp nơi thế giới, Chúa ơi, thật bất công, sao con không được ở London lúc này?

Friday, May 1, 2009

A, ngày lễ




Năm 1968, lặn lội trên chiến trường ghi lại sự tàn khốc về chiến tranh VN. Bức ảnh nổi tiếng được giải Pulitzer của phóng viên Eddie Adams. Ông mất cách đây đã 5 năm.

Photobucket

Hai ngày trước đứa cháu gọi tui bằng dì, sống ở vùng kinh tế mới cách xa thành phố, tạm gọi là nơi khỉ ho cò gáy. Hí hửng báo cho bà dì biết vào đúng ngày lễ, 30 tháng tư, cha quản xứ nhà thờ bỏ tiền thuê xe, tổ chức cho các em ở lớp giáo lý đi về thành phố, hưởng chút văn minh, thăm thú vài nơi rồi ngắm biển trời bao la một bữa.

Ăn uống đã có ít vị hảo tâm giúp đỡ, mỗi em chỉ đóng thêm đúng mười nghìn, họ bảo đóng nhiều hơn sợ có người không đủ sức. Sau chuyến đi này, bầy trẻ nhà quê có dịp cho đám bạn kém may mắn hơn được phen mắt chữ O mồm chữ Ơ!

Ngày hôm sau, có người trong SG nhờ hỏi khách sạn để ra chơi lễ. Cái khách sạn bốn tầng in như cái hộp diêm gần nhà tui, khai trương trước đây độ ba bốn năm gì đó, bữa khai trương, bà chủ không hề e ngại khi cho hàng xóm ít thân thiết như tui biết đối tượng để kinh doanh cái khách sạn duy nhứt của bà trên đường này. Ban ngày thường vắng như chùa bà đanh, chỉ hứa hen dập dìu tấp nập phấn son vào lúc xóm làng đã yên giấc.

Tui gọi tới hỏi giá, rì-xép-sần cho biết vì đặt cận ngày lễ nên chỉ còn hai phòng (tổng cộng có khoảng 25 phòng), phòng đôi giá một triệu, phòng đơn giá năm trăm, cho 24 tiếng sử dụng. Tui cảm ơn rồi chào, báo lại cho người quen, họ cảm ơn rồi in như tui, chạy một hơi mất dép!

Chiều 29. Nhiều lần rồi, khi giọng ông tổ trưởng dân phố oang oang gọi trước ngõ, tui giựt mình nhớ mình chưa treo cờ, vội vàng chạy ra, không quên đảo mắt xem hàng xóm có ai đãng trí, thấy nhà nào nấy cờ tổ quốc bay phất phới...

Những dịp lễ lớn liền kề thứ bảy chủ nhật, du khách đổ túa về thường gây quá tải cho thành phố du lịch. Ngoài người địa phương đi làm xa, sinh viên học sinh cũng tranh thủ nghỉ dài ngày về nhà... Kèm theo đó các kiểu chặt chém vung mạng, từ hàng ăn, uống cho đến đủ các thứ liên quan đến mọi sinh hoạt của con người!

Mới chiều 29 thấy đường sá đã đông vui, nhộn nhạo, nhứt là mấy quán nhậu, quán ăn, quán cà phê, nhà hàng khách sạn, buôn bán linh tinh vỉa hè, chỗ nào cũng đông nghịt, nhung nhúc người là người.

Người quá xá, rác thải cũng tứ bề ven theo hè phố. Người dọn rác gom lại thành đống lớn đống nhỏ, có đống bị gió thổi toe loe tứ phía, như chờ để dọa dẫm các du khách nước ngoài được phen sợ rác hết vía !

Sáng 3o, cũng ngày này mấy mươi năm trước, đất nước chấm dứt chiến tranh, thoát cảnh huynh đệ tương tàn, đầu rơi máu đổ, hai miền thống nhất.

Hôm nay tui định chiên cơm, các thứ đã có nhưng vẫn muốn đi chợ thêm.

Ghé hàng xoài, chị bán xoài than thở chợ vắng vì thiên hạ đi chơi, ăn uống nhà hàng hết cả...Lựa hơn chục trái xoài Cam Ranh, giá chỉ ba nghìn một ký, mười nghìn được 11 trái xoài to. Xoài chín đang mùa, rộ lên độ chục ngày rồi hết nên rẻ vậy. Sáng mai tui sẽ xơi điểm tâm bằng 2 trái này đây

Photobucket
Xoài Cam Ranh rất ngọt, nước nhiều, ăn đã miệng nhứt là khi trời nóng vớ được trái xoài lạnh ngắt! Mùi không thơm và ráo như xoài cát Hòa Lộc
Photobucket

Ghé hàng hạt sen tươi, thấy đài sen luộc mua vài cái về nha nhẩn bóc ăn chơi, mỗi cái có một nghìn, nếu mua sớm chọn cái to nhứt giá chỉ hai nghìn

Photobucket
Photobucket
Phía dưới là cuống sen
Photobucket
Photobucket
Có nghìn đồng, được phải hơn chục hạt sen bóc ăn phát chán
Photobucket

Mua thêm chục trái bắp về gọt ra để xào, mười lăm nghìn. Bao nhiêu đó tui xách lặc lè, đi cầm đúng tờ năm chục về nhà thấy vẫn còn lại hơn hai chục nghìn.

Photobucket

No comments:

Post a Comment