Blast

Ba mươi năm trước (ngày 29 tháng 7 năm 1981) tui ngẩn ngơ nghe (lén) đài BBC tường thuật lại đám cưới của Thái tử Charle và cô Diana! Còn bây giờ, lần đầu tiên trong đời sẽ được sung sướng, mãn nhãn thưởng thức trực tiếp đám cưới con trai họ. Đám cưới Hoàng gia Anh: một ma lực khổng lồ cuốn hút mọi con người khắp nơi thế giới, Chúa ơi, thật bất công, sao con không được ở London lúc này?

Tuesday, October 27, 2009

Happy Halloween!


Halloween năm trước tui làm 1 cái tarte bí đỏ, tới ngày đem chia cho mỗi nhà một góc, hưởng sái chút không khí Halloween tưng bừng đầy những món ăn hình thù ma quái cùng lắm trò rùng rợn sởn gai ốc của giới trẻ phương Tây.

Tui cũng có cái mặt nạ ma xanh dờn thè lưỡi đỏ choét, bị thất lạc xục xạo lung tung nhà vẫn chưa tìm ra


Photobucket

Photobucket
Năm nay bí đỏ không có loại ngon nên chẳng làm, chỉ xếp cái đầu lâu bằng giấy theo origami của Nhật, treo lủng lẳng con dơi con chuột lên "cây ma" được xoắn bằng mấy tờ giấy lịch, làm bánh "lóng tay ma", cookies đầu lâu, giờ tới ngày 31 không biết tui hứng chí làm thêm gì nữa đây

Photobucket
Bột 250g, đường xay 80g, shortening 120g, 1 trứng gà, tí muối, vanilla, nhồi đều mịn, gói ủ 1h rồi tạo hình như lóng tay, càng xương xẩu khẳng khiu càng tốt
Photobucket

Photobucket
Rang đậu phộng lựa hạt dài, nặn mứt dâu lên đầu ngón ấn nửa hạt đậu lên làm móng
Photobucket
Hoặc se thành khối dài, để tủ lạnh 30' rồi cắt dày 0,8cm đặt lên khuôn nướng lò 170độ cho hơi vàng, chờ nguội nặn mứt dâu vào hốc mắt mũi miệng, chạy thêm kem đường


Photobucket
Photobucket
Kem đường: 45g lòng trắng, 165g đường xay, 1 thìa cà phê nước cốt chanh đánh kỹ, dẻo mịn
Photobucket
Bánh dấu ngã
Se 16g bột (công thức ở trên) thành sợi, cuộn lại 2 đầu, ấn ngón tay giữa tâm cho lõm xuống rồi nặn mứt vào giữa đem nướng
Photobucket

Photobucket
Đầu lâu xương sọ sắp đưa vô lò nướng đây

Skull Cookies Photobucket



Photobucket
Những gì mọi người sẽ đem theo vào cõi chết
Photobucket


Trick or treat!
Smell my feet
Give me something good to eat
If you don’t, I don’t care
I’ll come to pull your hair!



Photobucket

Photobucket


Bài hay mượn từ blog của anhbasam


Lễ hội Halloween


Ngọc Mai

Lễ Hội Halloween được đón chào nhộn nhịp khắp nơi không riêng gì đối với trẻ em, mà còn cả với người lớn. Khi nói đến Halloween nhiều người chỉ nghĩ tới những căn nhà được trang trí bằng hình ảnh ghê rợn như ma quỷ, phù thủy, đầu lâu, với những con dơi và mạng nhện dính đầy cổng hoặc cây cối xung quanh cùng ánh đèn mờ ảo vào ban đêm, trông có vẻ ma quái, ghê rợn. Hoặc những trang phục kỳ lạ như trong các lễ hội hoá trang, những quả bí ngô được khắc hình lạ có đèn bên trong giống như ma trơi, hay những đứa trẻ hoá trang trong những bộ trang phục kỳ quái đi gõ cửa từng ngôi nhà để xin bánh kẹo, đòi được thết đãi hoặc bị nhát ma hay quấy phá gia chủ.
Thế nhưng có những dữ kiện về Halloween mà nhiều người chưa biết. Sau đây là các số liệu thống kê vừa được
Cục Thống kê Hoa Kỳ đưa ra hôm 22-10-2009:
1. Theo số liệu thống kê về Lễ hội Halloween 2008, có khoảng 36 triệu trẻ em tuổi từ 5-13 trên khắp Hoa Kỳ đi gõ cửa từng nhà để đòi được thết đãi bánh kẹo hoặc quấy phá gia chủ (trick or treat). Tuy nhiên, cũng có những em nhỏ hơn 5 tuổi và lớn hơn 13 tuổi tham gia vào trò “trick or treat” này. Năm nay ước tính có hơn 65.000 em so với năm ngoái đi chơi“trick or treat”.
2. Có khoảng 111,4 triệu gia đình trên cả nước Mỹ mà các em có thể tới gõ cửa “Trick or Treat”.
3. Khoảng 93% hộ gia đình được cho là an toàn để các em nhỏ tới gõ cửa “Trick or Treat”. 78% gia đình nói rằng họ không sợ phải đi bộ một mình vào ban đêm trong bán kính một dặm từ ngôi nhà của họ.

Jack-o’-Lanterns
(Quả bí moi ruột, khắc hình người có mắt, mũi, miệng làm đèn nghịch chơi)
4. Có khoảng 1,1 tỷ cân Anh (một cân Anh khoảng 453 gram) bí ngô được bán để khắc làm đèn ma trơi (Jack-o’-Lanterns) và bánh bí nướng (pumpkin pie). Năm ngoái, Illinois là tiểu bang dẫn đầu trong việc thu hoạch 496 triệu cân bí ngô và bí các loại để trang trí cho lễ hội Halloween. Những vùng đất ở California, Pennsylvania và New York cũng trồng được rất nhiều bí ngô, mỗi bang sản xuất khoảng 100 triệu cân. Trị giá của tất cả số bí được sản xuất ở các tiểu bang chính trên nước Mỹ là 141 triệu đô la.
5. Nơi nào lý tưởng nhất để chơi Halloween ở Hoa Kỳ? Đây là 6 nơi được cho là có “không khí” Halloween nhất, 4 trong 6 nơi nằm trong tiểu bang North Carolina.
+ Quận Transylvania thuộc tiểu bang North Carolina (dân số khoảng 30.187 người);
+ Thành phố Tombstone thuộc bang Arizona (1.566 người);
+ Pumpkin Center, bang North Carolina (2.228 người);
+ Cape Fear ở quận Hanover thuộc bang North Carolina (15.711 người);
+ Cape Fear ở quận Chatham, bang North Carolina (1.170 người);
+ Skull Creek, bang Nebreska (271 người).
Vì sao Transylvania là địa danh đứng đầu trong danh sách đi chơi Halloween? Transylvania là tên của một vùng đất rộng lớn ở Ru-ma-ni, nơi phát sinh ra quỷ Dracula trong tiểu thuyết đã được xuất bản năm 1897 của Dram Stoker và đã dựng thành phim với các nhân vật chính là ma cà rồng (vampire) và các nhân vật đối kháng. Sự thành công của quyển sách Dracula là nó vẫn còn hiện diện trong nhiều bộ sách, phim ảnh, trò chơi video cho trẻ em và các chương trình TV cho tới ngày nay.
Riêng các địa danh khác như Tombstone, Cape Fear, Skull Creek…là nơi có nhiều người tới chơi Halloween bởi vì cái tên hoặc những vùng đất đó có liên quan tới truyền thuyết của lễ hội này.
6. Bánh kẹo trong Lễ hội Halloween:
- Năm 2007 có khoảng 1.233 hãng sản xuất các sản phẩm chocolate và cocoa, thuê 38.794 nhân viên và bán ra khoảng 13.2 tỷ trị giá hàng hóa bánh kẹo. California dẫn đầu trên cả nước với 143 hãng sản xuất, kế đến là Pennsylvania là 115 hãng.
- Năm 2007 có khoảng 466 hãng sản xuất các sản phẩm bánh kẹo không có chất chocolate. Các hãng xưởng này thuê khoảng 18.250 nhân viên, bán ra khoảng 6,6 tỉ hàng hoá bánh kẹo. California dẫn đầu với 70 hãng xưởng.
- Trung bình, mỗi người dân Mỹ tiêu thụ khoảng 23.8 cân kẹo (khoảng 10.8 kg) trong năm 2008.
Những thứ bạn cần để đi “Trick or Treat”:
- Đồ hoá trang”: bạn có thể hoá trang thành bất cứ nhân vật hoặc ma quỷ nào mà mình muốn: Elvis Presley, Michael Jackson, Britney Spears, mụ phù thuỷ, công chúa, hoàng tử…Đây là dịp mà bạn hoá trang thành một nhân vật mà mình ưa thích hoặc ghét bỏ.
- Một đứa trẻ đi cùng.
- Một túi đựng kẹo, có thể là can nhựa có hình quả bí ngô hoặc bất kỳ hình thù nào khác liên quan tới Halloween mà bạn có thể tìm mua ở các siêu thị.
- Tìm một xóm thuận tiện, an toàn, một nơi có nhiều bánh kẹo để đi “Trick or Treat”.
Đi “Trick or Treat” như thế nào?
- Đến gõ cửa từng nhà trong khu hàng xóm mà mình chọn. Có thể bạn không thấy đèn ngoài sân hoặc bên trong nhà thắp sáng, điều đó không có nghĩa là không có ai ở nhà hoặc chủ nhà không có kẹo cho bạn.
- Sau khi gõ cửa, bạn nói “Trick or Treat” thì sẽ nhận được bánh kẹo. Cũng có khi bạn bị chủ nhà tinh nghịch “trick” lại bằng cách nhát ma không chừng.
- Nhận bánh kẹo xong, bạn nói “Cám ơn! Happy Halloween!”
- Nếu không có người ở nhà, bạn có thể tìm thấy kẹo đựng trong quả bí ngô hoặc vật dụng khác để trước cửa nhà, bạn có thể lấy vài cái kẹo rồi đi. Có thể chủ nhà đang dẫn con của họ đi “Trick or Treat” ở đâu đó.
- Nếu chủ nhà đưa cả đống bánh kẹo cho bạn lựa chọn, bạn có thể lấy loại bánh kẹo mà mình ưa thích. Nếu không thấy loại kẹo mình thích thì có thể lấy 1 cái rồi đổi với bạn bè khi đi chơi xong.
- Khi đi hết tất cả các nhà trong xóm, bạn về nhà rồi đổ kẹo ra đếm và…thưởng thức. Nhớ đừng ăn nhiều kẻo tốn tiền tiền đi nha sĩ.



Photobucket

Photobucket

Photobucket

Wednesday, September 2, 2009

Hoành thánh




Năm nay, ông con tui chuyển qua học buổi sáng.
Học sáng buộc phải dậy sớm, hết rồi cảnh ngủ nướng, trưa trờ trưa trật mới lò mò thức dậy.
Trừ ngày chủ nhật, còn lại cứ sáu giờ kém năm chuông đồng hồ reo phải bật dậy. Tui dọa coi chừng cái tật ngủ ráng, cho trễ học một bữa là biết thân, sợ đến già
Thực đơn bữa sáng cho ông con tui khá hoành tráng, 2 ngày đầu mỗi bữa nửa chén mì gói!
Thức ăn sáng ở đâu chẳng đầy rẫy: Phở, bún, mì, xôi, cơm tấm, bánh canh, chè cháo ê hề... Ông con tui có tội lười thượng hạng, ghé ăn cũng không chịu mà mua mang đến trường nhai ngồm ngoàm cho kịp giờ cũng không.
Vì vậy lo cho con một bữa ăn sáng nhẹ, thường là một ly sữa nhỏ có chế tí cà phê, một chén mì, cái bánh bao, tô hoành thánh, cái bánh choux như mấy bữa nay tui soạn sửa là hoàn toàn phù hợp, đủ để sáng ra cai bao tử có việc làm, rồi cũng vừa đủ kẹp lép khi tan trường, đang chờ nạp thêm bữa trưa
Làm hoành thánh (pasta, ravioli, sủi cảo, vằn thắn...)
Vỏ:
100g bột mì
1 quả trứng gà
Nhân:
Thịt, tôm, hành tím, tỏi, hạt tiêu, muối, bột nêm... xay hoặc băm nhỏ, có thể cho thêm phô ma


Photobucket


Nhồi bột vỏ: Để bột giữa bàn, đập trứng cho vào giữa bột, dùng tay khuấy rồi nhồi đều cho bột dẻo mịn, nếu thấy hơi ướt thì cho thêm mỗi lần ít bột (chỉ 1 thìa cà phê) cho đến khi không thấy dính tay nữa là được, vo bột thành một khối tròn, gọn, để vào túi nylon hoặc tô có đậy nắp, 2h sau mới cán.

Photobucket

Đem bột ra nhồi lại, chia thành từng phần đều nhau, rắc bột áo ra bàn, rải lên miếng bột, dùng chày cán bột cán từ từ cho miếng bột mỏng dần rồi ra thật mỏng tang và dài, bôi bột đều lên 2 mặt để qua một bên, tiếp tục cán tương tự cho đến hết bột.
Xếp các miếng bột mỏng dài chồng lên nhau, dùng dao cắt thành miếng vuông khoảng 5 hoặc 6cm.


Photobucket


Quết vào giữa miếng bột thịt nhân, bôi lên cạnh chút nước, xếp chéo hoặc thẳng tùy thích, gói lại cho kín.
Có rất nhiều kiểu gói nhưng cốt làm sao giữ cho nhân còn nguyên vẹn, viên hoành thánh đừng dầy cộm, về khoản này dân tàu là cao thủ, họ gói vừa đẹp vừa nhanh thoăn thoắt, nhìn hoa cả mắt mũi


Photobucket

Bắc nước sôi, cho hoành thánh vào đảo nhẹ, để lửa nhỏ cho chín mềm, nêm gia vị, hành ngò hạt tiêu.
Muốn cầu kỳ hơn thì hầm xương rồi lấy nước dùng để nấu.

Photobucket

Muốn làm sẵn, khi gói xong cho lên ngăn đá, lúc dùng lấy ra cho thẳng vào nước sôi

Photobucket
Bánh bao cây nhà lá vườn chỉ đến vậy, không thể bắt đẹp giống các bác chệt được, ức thiệt
Photobucket


Photobucket

Tuesday, September 1, 2009

Mùng 2 tháng 9 năm nay không rơi vào một trong các ngày từ thứ sáu đến thứ hai như mọi năm. Điều này làm các ông bà chủ nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi du lịch... phiền lòng, tiếc hùi hụi cái túi tiền mình từng căng cứng cũng dịp lễ này mấy năm trước.
Thành phố này, chỉ một đợt nghỉ liên tiếp 3 ngày là đủ để con người ta đổ về nườm nượp, người xe nhốn nháo, náo loạn cảnh "cháy" khách sạn, nhà hàng, quán ăn...cũng là cơ hội cho các tay "cò", từ "cò tử tế" cho đến hạng lưu manh, bất lương tăng cường hoạt động, hết công suất! Ui giời, kể ra chi thêm mệt, phù phù...
Gặp phải ngày này, những cư dân địa phương thật thà chất phác như tui ai dại ra biển ngắm cảnh làm gì, chỉ tặc lưỡi, ngán ngẩm rồi trốn biệt trong nhà mà "on-lai', "bờ -lốc -gìng" cho phẻ thân!
Thấy chiều nay mưa thiệt to, trời mát mẻ xuống dưới 29 độ, tui mới đi nấu vài chén chè khoai sáp ăn cho vui. Ngồi ăn tui kể chuyện cho 2 đứa nhỏ nghe, cũng vào ngày này bác Hồ đang thở thoi thóp, qua đến ngày mai, sáng 2 tháng 9 thì bác đi...
Sáng mai tui có con gà, chẳng làm món tây tàu gì sất, đem chặt ra, kho gừng, luộc rau bắp sú chấm nước mắm gà, thế là xong ngày lễ. Tối giục giã tụi nhỏ đi ngủ sớm sáng ngày mốt đâu lại vào đấy, trẻ con lại kìn kìn đến trường
Chè khoai sáp:
-Khoai sáp mới đào, già củ
-Đường, nước cốt dừa, tí muối
Khoai sáp gọt vỏ, tách miếng, cho nước sâm sấp nấu lửa riu riu cho khoai thật nhừ, mềm và dẻo, cho đường vào rim tiếp cho thấm miếng khoai, cho vào tí xíu muối.
Ăn nóng, khi ăn rưới thêm nước cốt dừa



Photobucket

Khoai sáp loại này màu không vàng nhưng khi nhai dẻo quai cả miệng

Thursday, August 27, 2009

Muôn dặm quà quê

Chuối sứ vừa chín tới



Cứ khoảng trên dưới hai tuần, cô em tui lại rinh về thành phố, mùa nào thức ấy trong các thứ sau: Vài nải chuối sứ, chuối già hương xanh rì vừa cắt rời khỏi buồng, vài đọt măng mới hái, đôi ba quả thơm, quả mít, chục trái chanh, đu đủ, xoài, me, bắp, khoai mì, khoai lang, đậu xanh vụ mùa mới hái...




Photobucket

Khoai mì loại này không bở mà dẻo tựa khoai sáp, vị ngọt, ăn no không biết chán

Photobucket

Photobucket

Khoai lang dương ngọc

Photobucket

Photobucket

Khoai lang Ban Mê Thuột, ngọt và có độ bở vừa phải


Photobucket
Khoai từ

Chuối đem treo lủng lẳng chân cầu thang, quả nào chín bẻ ăn ngay. Chuối sứ đợi chín đem ra chế biến đủ kiểu: bánh nướng, bánh hấp, nấu chè, chuối nướng, chuối khô, chuối rim đường, chán chê rồi chuyển qua món...chuối luộc! Vừa rồi ông anh tui lại chế thêm món chuối sấy với công thức như sau:
Chuối sứ chín tới, bóc vỏ, ngâm vào nước muối 10', vớt ra để ráo, xếp vô vỉ nướng, đặt vào lò nhiệt độ 100 độ C trong vòng 6 tiếng.

Photobucket
Chuối sấy homemade

Photobucket

Chuối khô


Chuối ở xứ mình nhiều nên người ta chẳng quý, đi đâu cũng thấy lủ khủ chuối là chuối, nhứt là các chợ vào hôm rằm, mồng một âm lịch, hay ngày tết, bàn thờ nhà nào cũng có nải chuối sứ, chuối cau... Bù lại người Việt xa quê phải ăn chuối nhập từ Mexico, Thái Lan, đôi khi không có quả tươi phải xài chuối frozen, giá cả cũng mắc gấp muơi mười lăm lần giá ở VN.

Vài ba năm trở lại đây, thấy xuất hiện giống chuối già hương mới, tên gọi là chuối Đà Lạt, vỏ vàng tươi, lúc chín rồi để cả tuần lễ ăn vẫn cứ dẻo, dai, ráo mà thơm lựng chứ không mềm nhũn như giống chuối thường nên thiên hạ rất chuộng.

Chè khoai mì: Khoai mì bóc vỏ, tách miếng, cho nước sâm sấp, nấu lửa nhỏ cho khoai chín kỹ, dẻo và mềm, cho đường, tí muối, nấu thêm 10' cho khoai thấm đường. Khi ăn múc ra chén, rưới nước cốt dừa, ăn nóng.



Photobucket

Photobucket

Photobucket


Chè khoai tím: 500g khoai tím gọt vỏ, tách miếng, cho ít nước vô hầm lửa nhỏ cho đến khi khoai chín rục, đem ra tán khoai qua rây lớn bằng thép không rỉ (stainless steel). Cho vào 150g đường, bắc lên bếp xào lửa nhỏ, đảo luôn tay, thấy khoai đã đặc lại thì cho lưng chén nước cốt dừa vô, xào thêm chừng 5' nữa là được. Cho tí vani (nếu muốn giữ nguyên mùi thơm của khoai thì đừng cho vani) nhắc xuống, múc ra chén con, chờ nguội cho tủ lạnh



Photobucket


Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Chè đậu xanh đánh: 200g đậu xanh đãi vỏ, nấu chín nhừ, đánh nhuyễn qua rây. Cho 1 chén nước và 140g đường vô nồi, bắc lên bếp cho sôi, cho đậu xanh tán vào đảo luôn tay, để lửa nhỏ, xào cho đến khi chè có độ đặc vừa ý thì tắt bếp, chia chè ra chén con, đợi nguội bỏ tủ lạnh





Photobucket

Photobucket

Chuối luộc:

Chon chuối sứ loại chỉ vừa chín tới, vỏ còn hơi xanh, bóc vỏ, xếp vào nồi, cho vô 1 thìa canh đường, 1 thìa cà phê muối, luộc với lửa nhỏ liu riu trong vòng 40'. Chuối luộc kiểu này tui thấy dẻo ngon còn hơn cả chuối sáp người ta bày bán tới 15 nghìn/kg, chuối đó chỉ được tí mầu vàng có khi nhạt hoét, thực vô duyên!





Photobucket

Photobucket
Bánh chuối hấp:

Chuối chín vừa, bóc vỏ, xắt mỏng rồi trộn đều với bột lọc bằng 1/4 trọng lượng chuối + 1 thìa canh đường, 1/2 thìa cà phê muối, để 1 đến 2h cho bột dậy. Lấy lá chuối bôi dầu rồi lót lên vỉ, đổ hỗn hợp bột chuối lên hấp, khi thấy trong veo là bánh chín. Để nguội xắt ra dĩa nhỏ, rưới cốt nước dừa và mè rang vàng lên trên


Photobucket

Photobucket

Photobucket


Khoai lang chiên ngào đường:

Khoai lang củ lớn, gọt vỏ, bào mỏng, chiên thả nổi cho vàng, giòn. Cho đường vào chảo thắng chảy, cho vani, rưới nhanh tay lên khoai, rắc thêm mè rang vàng




Photobucket

Photobucket

Photobucket

Bánh rế: Xắt khoai lang thành cọng như cọng tăm, lấy nhiều lon sữa bò không đáy đặt vào chảo nhiều dầu, dầu nóng cho từng nhúm khoai vào lon, dùng cây có nắp tròn lọt lòng lon ấn nhẹ cho khoai kết dính, rút lon ra, chờ bánh vàng đều thì vớt, để ráo dầu, thắng đường keo rưới lên mặt tương tự khoai ngào đường, rải thêm ít hạt mè

Chuối chiên:
Lựa chuối chín vừa, cắt làm đôi, ép mỏng hoặc xắt mỗi quả thành 3 lát.
Pha bột: 2 phần bột mì, 1 phần bột gạo, một thìa canh đường và tí muối, chế nước hơi ấm quậy đều, độ đặc vừa phải, đậy nắp để 2h sau mới chiên, ngập dầu, lửa vừa, miếng chuối sẽ phồng, vàng, giòn

Photobucket

Photobucket

Photobucket